Tích lũy tư bản là gì? Có thể nói đây là quá trình quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đóng góp lớn vào việc gia tăng vốn để tái đầu tư sản xuất và từ đó tạo ra các giá trị thặng dư. Cụ thể về thuật ngữ này cũng như các nội dung liên quan sẽ được trình qua bài viết này. Hãy cùng dangkychungkhoan.com tìm hiểu nhé.
Tích lũy tư bản là gì?
Tích lũy tư bản là gì? Có thể được hiểu là việc chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành của tư bản. Hiểu một cách đơn giản hơn là những lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, buôn bán được sản phẩm trên thị trường sẽ được tiếp tục tái đầu tư và mở rộng hoạt động để từ đó tăng thêm tư bản và thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Về bản chất thì tích lũy tư bản chính là quá trình thực hiện tư bản hóa giá trị thặng dư.
Để có thể hiểu rõ về tích lũy tư bản, hãy tìm hiểu qua ví dụ sau đây: Một nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm hết 500 triệu, sau quá trình sản xuất họ thu về được một khoản tiền là 600 triệu, như vậy giá trị thặng dư mà họ có được từ hoạt động kinh doanh, mua bán sản phẩm là 100 triệu. Kế đến, nhà đầu tư đó sẽ không dừng lại mà tiếp tục chi 500 triệu để tái sản xuất còn 100 triệu thặng dư được dùng cho các hoạt động khác của nhà đầu tư.
Đôi nét về nguồn gốc, bản chất của tích lũy tư bản
Dưới đây là thông tin chi tiết về nguồn gốc cũng như bản chất của khái niệm tích lũy tư bản là gì:
Nguồn gốc của tích lũy tư bản
Như đã đề cập, tích lũy tư bản có nguồn gốc từ giá trị thặng dư. Sau đó, khi thực hiện quá trình tích lũy tư bản sẽ khiến quyền sở hữu trong nền kinh tế dần bị chiếm bởi tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự tích lũy này sẽ không gây ra vi phạm về quy luật giá trị. Động lực của tích lũy tư bản xuất phát từ quy luật cạnh tranh và giá trị thặng dư. Tư bản tích lũy sẽ xuất phát từ các nhà tư bản, họ muốn giàu lên và nắm giữ một số tài sản có giá trị nhất định đồng thời tạo ra ngày càng nhiều thặng dư hơn.
Trên cơ sở đó, nhà tư bản sẽ tiến hành mua giá trị từ hàng hóa sức lao động của những người công nhân và tiến hành tìm kiếm giá trị từ hàng hóa được tạo ra.
Bản chất của tích lũy tư bản
Bản chất của tích lũy tư bản được thể hiện qua 2 nội dung chính gồm tính liên tục, triển khai tái sản xuất và phát triển mở rộng quy mô tái sản xuất. Cụ thể về nội dung này sẽ được trình bày như sau:
- Tính liên tục và triển khai tái sản xuất: Nếu việc sản xuất hay kinh doanh tạo ra được lợi nhuận, doanh thu một cách ổn định thì lợi ích mà nhà tư bản có được cũng sẽ ổn định theo và vì thế nên họ sẽ không lựa chọn dừng lại. Hay nói cách khác là họ thực hiện tiếp tục việc tái sản xuất, đây có thể được xem như bản chất của tư bản tích lũy.
- Phát triển mở rộng quy mô tái sản xuất: Trong hoạt động sản xuất, yếu tố lâu dài và bền vững sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị thặng dư thu về và từ đó mà tích lũy tư bản được tạo ra theo.
Tích lũy tư bản tạo ra các tác động gì?
Tích lũy tư bản sẽ có những tác động đến lĩnh vực khác nhau từ kinh tế cho đến môi trường hay xã hội. Nhìn chung, các tác động này sẽ có hai mặt khác nhau. Cụ thể về sự tác động của tích lũy tư bản như sau:
Góp phần thúc đẩy kinh tế
Như đã đề cập trước đó, bản chất của tích lũy tư bản là thặng dư, vì thế khi mọi người sở hữu các giá trị thặng dư sẽ thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế của đất nước, tạo ra công ăn việc làm cũng như góp phần nâng cao được chất lượng cuộc sống.
Tạo ra những cấp bậc giàu – nghèo trong xã hội
Vì tạo ra thặng dư nên cũng sẽ dễ hiểu khi quá trình tích lũy tư bản sẽ tạo ra những cấp bậc giàu, nghèo khác nhau trong xã hội, sự phân hóa này cũng mang đến những bất bình đẳng trong xã hội và có nguy cơ gây ra xung đột giữa các thứ bậc trong xếp hạng giàu – nghèo.
Ảnh hưởng đến môi trường
Khi ngày càng chú trọng vào việc tạo ra tích lũy tư bản, giá trị thặng dư đồng nghĩa với hoạt động sản xuất và tiêu dùng sẽ được diễn ra với tần suất ngày càng cao hơn. Đây là một tín hiệu không mấy tốt đẹp với môi trường, môi trường bị ảnh hưởng, ô nhiễm đồng thời dẫn đến việc cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Đặc biệt là những nguồn tài nguyên không thể phục hồi. Vì thế, song song với việc phát triển tích lũy tư bản, mọi người cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xử lý các rác thải đúng cách… để vừa phát triển được kinh tế đất nước nhưng môi trường vẫn có thể trong lành, ít bị ô nhiễm.
Kết luận
Và đó là toàn bộ những thông tin liên quan đến tích lũy tư bản là gì mà chúng tôi cung cấp đến bạn thông qua bài viết này. Có thể thấy rằng tích lũy tư bản đóng vai trò như động lực phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho người dân. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có được thêm nhiều những kiến thức bổ ích và thú vị.