Các thuật ngữ trong chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết

các thuật ngữ trong chứng khoán

Bắt nhịp với làn sống xu thế mới, việc đầu tư vào thị trường chứng khoán ngày càng tiếp cận gần với mọi người. Điều này cũng ứng với việc thị trường đã và đang đón lượng lớn nhà đầu tư F0 mới tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào khi bắt đầu bước vào tham gia cũng sẽ nắm hết được các thuật ngữ trong chứng khoán. Hãy để bài viết dưới đây của dangkychungkhoan.com sẽ giúp bạn tìm hiểu thuật ngữ chuyên ngành chứng khoán thường được sử dụng nhé!

các thuật ngữ trong chứng khoán

Những thuật ngữ thường được sử dụng trên bảng điện 

Hầu hết các công ty chứng khoán đều sẽ có bảng điện dành riêng hỗ trợ khách hàng theo dõi biến động thị trường. Và các dữ liệu được sử dụng trên bảng điện đều sẽ được quy định theo Ủy ban chứng khoán Việt Nam quy định.

Những thuật ngữ thường dùng trên bảng điện

  • Giá trần: Hay còn được hiểu là giá trị cao nhất của mã chứng khoán đó có thể đạt được theo biên độ quy định trong phiên hiện tại. Và được hiển thị màu tím khi cổ phiếu chạm được giá trần. 
  • Giá sàn: Ngược lại với giá trần, giá sàn là giá trị thấp nhất của mã chứng khoán đó có thể đạt theo biên độ quy định trong phiên hiện tại. Khi mã chứng khoán giảm sàn sẽ được hiển thị màu xanh lơ.
  • Giá tham chiếu: Giá tham chiếu được tính theo giá đóng cửa của phiên hôm trước và là giá mở cửa của ngày hôm nay. Khi mã chứng khoán trong phiên không gặp biến động tăng/giảm sẽ được giữ nguyên giá tham chiếu. Trên bảng điện, giá tham chiếu sẽ được hiển thị là màu vàng. 
  • Giá khớp lệnh: Đây là mức giá được khớp lệnh được xác định trên giá trị giao dịch thành công ở thời điểm hiện tại.

Ngoài những thuật ngữ chuyên ngành chứng khoán bạn sẽ được thấy trên bảng điện. Ngoài ra khi trao đổi thông tin hoặc tiếp cận với những thông tin bên ngoài bạn sẽ gặp phải thêm những các thuật ngữ dùng trong chứng khoán khác. 

Những thuật ngữ thường được sử dụng trong thị trường chứng khoán 

Những thuật ngữ thường sử dụng trong thị trường chứng khoán

Giao dịch T+

Thuật ngữ này thường được nhắc nhiều, nhất là anh chị nhà đầu tư quan tâm đến phương pháp đầu tư ngắn hạn. Theo quy định của luật Chứng khoán ban hành, thị trường Việt Nam sẽ áp dụng giao dịch mua/bán từ sau ngày T+2,5. 

Các ngày T sẽ được tính như sau:

  • Ngày T+0: Đây là ngày giao dịch đầu tiên sau khi khớp lệnh, dễ hiểu hơn là ngày nhà đầu tư khớp lệnh mua/bán. 
  • Ngày T+1: Ngày sau khi đã khớp lệnh 1 ngày, theo như quy định ngày T+1 cổ phiếu mua hoặc tiền bán vẫn chưa được cộng vào tài khoản. 
  • Ngày T+2,5: Đây là sau ngày khớp lệnh 2,5 ngày, với quy định hiện tại tiền bán sẽ được cộng vào sáng T+2, cổ phiếu mua sẽ được cộng vào tài khoản tại phiên chiều ( chiều ngày T+2,5). 

Trả cổ tức

Cổ tức hay còn được hiểu là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp/tổ chức phát hành cổ phiếu sẽ trả cho cổ đông. Như thường lệ, doanh nghiệp phải đứng trước 2 lựa chọn về khoản lợi nhuận kiếm được: lựa chọn trả cổ tức cho cổ đông hoặc tiếp tục giữ số lợi nhuận để cộng thêm vào vốn đầu tư. Trả cổ tức thường sẽ có 3 dạng: trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc có quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi. 

Ngày không hưởng quyền

Đây là ngày mà nhà đầu tư mua vào cổ phiếu thì sẽ không được hưởng quyền nhận cổ tức như quy định trước đó. Đồng thời cũng là ngày mà bên nhà đầu tư bán cổ phiếu vẫn được quyền nhận số cổ tức theo quy định. Tại ngày giao dịch không hưởng quyền, giá cổ phiếu sẽ được điều chỉnh theo công thức tính cổ tức tương ứng với khối lượng cổ tức đã chia trước đó. Điều này giúp đảm bảo được quyền lợi của nhà đầu tư được nhận và không được nhận cổ tức.

Ngày đăng ký cuối cùng

Ngày đăng ký cuối cùng hay còn được biết là ngày mà tổ chức phát hành tổng hợp và thống kê các cổ đông được hưởng quyền nhận cổ tức.

Call Margin 

Call Margin là gì

Đây là thuật ngữ chuyên ngành chứng khoán được nhắc rất nhiều trong quá trình giao dịch. Margin hay còn hiểu là ký quỹ trong giao dịch, hầu hết các công ty chứng khoán đều hỗ trợ sức mua margin cho khách hàng có nhu cầu vay tiền để mua chứng khoán. Chúng cũng được hiểu bài toán đòn bẩy tài chính, hỗ trợ cho nhà đầu tư có thể bắt trọn cơ hội và tối ưu khả năng sinh lời từ nguồn vốn có sẵn. 

Hiệu ứng Fomo

Fomo hay còn có nghĩa là Fear Of Missing Out được hiểu là hội chứng để nhắc về những người sẽ bị bỏ lỡ điều gì đó, họ không muốn rơi vào tình trạng tiếc nuối. Thuật ngữ trong chứng khoán, hiệu ứng Fomo của nhà đầu tư thường xuất hiện khi có cổ phiếu của doanh nghiệp nào đó có khả năng vượt đỉnh. Tạo nên cảm giác sợ bỏ lỡ của nhà đầu tư họ sẽ lập tức mua vào tích lũy để sinh lời. Tuy nhiên, đôi lúc việc Fomo sai thời điểm cũng khiến cho họ phải “đu đỉnh” lúc nào mà không hay biết. 

Kết luận 

Để nắm rõ các thuật ngữ dùng trong chứng khoán sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình theo dõi thị trường. Trên đây là một số thuật ngữ cơ bản mà bạn sẽ thường gặp khi tham gia vào chứng khoán Việt Nam. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn tăng thêm kiến thức chinh phục thị trường nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *